TỔNG HỢP DANH SÁCH HỌC VIÊN “CẤT CÁNH” SANG HÀN QUỐC THÀNH CÔNG TRONG KỲ HỌC T6/2024
Tìm chỗ ở và việc làm ở Hàn là một trong những vấn đề quan trọng mà các bạn du học sinh quan tâm. Tuy nhiên, lựa chọn được một chỗ ở ưng ý, một công việc làm thêm tốt không phải là điều dễ dàng. Đây cũng là nỗi trăn trở không chỉ từ các bạn học viên mà quý phụ huynh cũng lo lắng khi con em mình ra nước ngoài học tập. Thấu hiểu được điều đó, Green Academy sẽ gợi ý một số tiêu chí và lưu ý quan trọng khi chọn nhà ở và tìm việc làm thêm tại Hàn Quốc nhé!
TÌM CHỖ Ở TẠI HÀN QUỐC
Những lưu ý khi chọn nhà ở tại Hàn Quốc
Tìm hiểu kỹ về văn phòng bất động sản
Các đơn vị kinh doanh bất động sản phải có giấy phép kinh doanh rõ ràng. Ở Hàn Quốc để có thể kinh doanh ở lĩnh vực này cần phải có chứng chỉ hành nghề thông qua những bài kiểm tra gắt gao. Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra như gặp phải văn phòng bất động sản hoạt động phi pháp, bạn có thể tra cứu thông tin văn phòng bất động sản đó trên website tại cổng thông tin điện tử của chính phủ Hàn Quốc.
Khi quyết định thuê nhà thông qua văn phòng bất động sản, bạn phải trả phí dịch vụ/hoa hồng cho họ. Khoản phí này được tính như sau:
Phí hoa hồng = (tiền đặt cọc + chi phí thuê 1 tháng x 100)* a%.
Trong đó a là tỷ lệ % phí hoa hồng.
- a = 0.5% nếu tiền đặt cọc dưới 50 triệu KRW (mức phí hoa hồng tối đa là 200.000 KRW).
- a = 0.4% nếu tiền đặt cọc từ 50 – 100 triệu KRW (mức phí hoa hồng tối đa là 300.000 KRW).
Kiểm tra hồ sơ căn nhà đầy đủ
Ở Hàn Quốc hình thức thuê nhà có 2 dạng là đặt tiền cọc trọn gói và không phải trả tiền hằng tháng ngày càng phổ biến tại Hàn. Trước tiên bạn phải đưa 1 số tiền rất lớn cho chủ nhà, do đó để hạn chế rủi ro bạn nên kiểm tra kỹ các thông tin dưới đây trước khi đặt bút ký hợp đồng:
Bạn có thể kiểm tra hồ sơ căn nhà mà bạn dự định thuê bằng cách xác minh sổ đăng ký nhà ở hoặc giấy chứng nhận hiện trạng đăng ký như: Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền cho mượn, quyền thế chấp… Do đó, khi làm việc với văn phòng bất động sản bạn sẽ được xem các loại giấy tờ này hoặc có thể kiểm tra thông qua cổng thông tin điện tử của tòa án Hàn Quốc.
Những nội dung cần lưu ý khi kiểm tra giấy chứng nhận hiện trạng đăng ký nhà ở:
– 표제부: Xác nhận địa chỉ thuê nhà thực tế giống với địa chỉ trong hợp đồng thuê.
– 갑구: Người mà bạn ký hợp đồng có phải là chủ nhà không… Bạn phải chắc chắn được điều này để tránh mọi rắc rối có thể xảy đến. Hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật phải được ký với chủ sở hữu căn nhà đó, trước lúc ký hãy kiểm tra lại các thông tin xem đã trùng khớp với sổ đăng ký bất động sản hay chưa.
– Để xác định được người bạn sắp ký hợp đồng đúng là chủ nhà thì phải xem số thẻ trên chứng minh thư của bên ký hợp đồng có giống với mã số ghi trong sổ đăng ký bất động sản hay không. Nếu là người đại diện thì phải kiểm tra giấy chứng nhận con dấu và giấy ủy quyền của chủ sở hữu ngôi nhà đó.
– 을구: Tiếp tục kiểm tra ngôi nhà này có đang bị thế chấp, gắn nợ, vay nợ hay không.
– Cuối cùng là kiểm tra căn nhà có nằm trong vùng quy hoạch, đất quy hoạch của khu vực nhà ở hay vùng quy hoạch đất chuyên dụng hay không.
Bạn nên kiểm tra các thiết bị trong ngôi nhà như điện, hành lang thoát hiểm, khu vực dân cư xung quanh… Hoặc bạn có thể hỏi thăm hàng xóm về các tiện ích lân cận, an ninh ngôi nhà trước khi ký hợp đồng với chủ nhà.
Kiểm tra hợp đồng thuê nhà
Hợp đồng thuê nhà là bản giao kết giữa chủ nhà và người thuê nhà. Hãy kiểm tra cũng như đọc kỹ các điều khoản có trong hợp đồng gồm: Thời hạn thuê nhà, số tiền thuê nhà và các điều khoản liên quan khi thuê nhà.
Thông thường khi thuê nhà tại Hàn Quốc, khi ký hợp đồng người thuê nhà sẽ phải trả trước 10% số tiền đặt cọc, khoảng còn lại sẽ được trả vào thời điểm chuyển đến ở chính thức, hãy giữ lại biên lai sau khi đóng các khoản tiền này. Nếu sau khi ký hợp đồng mà bạn muốn thuê nhà khác thì sẽ mất 10% tiền cọc này cho chủ nhà như là khoản bồi thường thiệt hại.
Trong khi ký hợp đồng cần phải có mặt đầy đủ của chủ nhà, văn phòng bất động sản, đồng thời trong hợp đồng phải điền đầy đủ thông tin của các bên liên quan. Ở Hàn Quốc hợp đồng thuê nhà thường có thời hạn từ 1 – 2 năm, nếu không có phát sinh gì thêm thì hợp đồng sẽ tự gia hạn. Theo quy định, trong trường hợp gia hạn hợp đồng giá thuê nhà không được vượt quá 5% so với giá thuê cũ.
Ngoài ra, nếu hết hạn hợp đồng mà bạn không ký tiếp thì thời gian để chuyển đi là bao lâu. Nếu không thông báo thời gian chuyển đi, hợp đồng thuê nhà tự động gia hạn thì bạn rất khó chuyển và khả năng mất tiền cọc rất cao. Lưu ý hợp đồng thuê nhà cần được lập 3 bản, mỗi bên liên quan giữ 1 bản (gồm chủ nhà, người thuê nhà và người làm chứng – văn phòng bất động sản).
Khai báo thông tin sau khi ký hợp đồng
Theo quy định của Luật pháp Hàn Quốc, trong vòng 14 ngày kể từ ngày thay đổi địa chỉ lưu trú, người nước ngoài phải đến Ủy ban nhân dân địa phương hoặc văn phòng quản lý xuất nhập cảnh, để khai báo thông tin về việc thay đổi nhân khẩu và địa điểm lưu trú. Nếu bạn không tuân thủ quy định này có thể bị phạt lên đến 1 triệu KRW.
Ngày chứng thực
Đây là ngày hợp đồng thuê nhà được ký kết chính thức có hiệu lực và được pháp luật công nhận. Người thuê nhà đủ điều kiện có “quyền áp đặt”. Tại khoản 1 điều 3 của Luật về các điều khoản bảo hộ khi thuê nhà ở Hàn Quốc, người thuê nhà có thể áp dụng hiệu lực thi hành của hợp đồng cho bên thứ 3 (thuộc diện được chuyển nhượng, người thừa hưởng quyền thuê hay người có lợi ích gắn liền với ngôi nhà).
Sau khi hoàn thành các thủ tục khai báo chuyển đến và đăng ký ngày chứng thực thì người thuê nhà sẽ được nhận “quyền hoàn trả ưu tiên”. Quyền này được hiểu là khi chủ nhà gặp rắc rối về tài chính, căn nhà đang cho thuê sẽ được đấu giá theo luật thu thuế hoặc bán đi theo luật chấp hành dân sự thì số tiền nhận được đó, sẽ được ưu tiên trả cho người có quyền quản lý theo thứ tự và người thuê nhà có quyền nhận lại số tiền đặt cọc thuê nhà từ trước.
Các loại hình nhà ở Hàn Quốc
Goshiwon
Đây là loại phòng trọ cá nhân rẻ nhất dành cho một người ở. Mỗi tháng bạn chỉ cần mất khoảng 200.000 – 450.000 won/tháng đã bao gồm, điện, nước, internet… Nếu bạn chỉ cần 1 nơi để học tập và nghỉ ngơi với 1 mức phí rẻ thì loại phòng này sẽ đáp ứng các tiêu chí này của bạn.
– Ưu điểm:
- Phòng riêng với đầy đủ các thiết bị nội thất cơ bản như giường, bàn học, tủ quần áo, điều hòa…
- Chi phí thuê thấp không cần phải đặt cọc, có thể chuyển đi bất cứ lúc nào.
– Nhược điểm:
- Diện tích nhỏ, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản là học tập và nghỉ ngơi.
- Dùng chung phòng khách, nhà bếp, sân phơi… chung với các phòng khác.
Ký túc xá
Thông thường các trường Đại học tại Hàn Quốc đều xây dựng ký túc xá ngay trong khuôn viên trường, giúp các bạn sinh viên thuận tiện trong việc đi lại học tập. Đây được xem là nơi an toàn, đầy đủ tiện nghi dành cho du học sinh khi sang Hàn Quốc.
Hầu hết các trường sẽ tính phí ký túc xá theo học kỳ, do đó mỗi tháng du học sinh trung bình sẽ chi khoảng 250.000 – 400.000 won đối với những trường ở khu vực Seoul và khoảng 150.000 – 300.000 won/tháng đối với những trường ở khu vực Busan, Incheon, Jeju… mức phí ở ký túc xá còn có sự chênh lệch giữa các trường.
– Ưu điểm:
- Nhiều loại phòng cho các bạn du học sinh lựa chọn theo khả năng tài chính, phòng đơn, phòng đôi, phòng 4 – 6 người…
- Ký túc xá nằm ngay khuôn viên giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
- An toàn, tiết kiệm, đầy đủ tiện nghi.
– Nhược điểm:
- Rất ít ký túc xá cho phép sinh viên nấu ăn.
- Không được thoải mái giờ giấc, tuân theo nội dung của nhà trường.
- Thời gian ở bị hạn chế khi một số trường chỉ cho ở học kỳ đầu.
Hasuk
Hasuk là loại hình nhà trọ mà bạn sẽ sống cùng chủ nhà và gia đình của họ. Thường chủ nhà sẽ nấu ăn cho 2 bữa/ngày với chi phí khoảng 120.000 – 550.000 won/ tháng. Nhìn chung, loại hình này chỉ thích hợp cho sinh viên Hàn Quốc, tuy nhiên nếu bạn muốn cải thiện giao tiếp tiếng Hàn, tiếp cận văn hóa Hàn thì có thể chọn Hasuk.
– Ưu điểm:
- Được sống chung với người Hàn, hiểu được văn hóa, lối sống và con người Hàn Quốc.
- Không cần phải tốn tiền cọc nhà.
- Cảm giác được sống với gia đình.
– Nhược điểm:
- Ăn uống và sinh hoạt theo nếp sống của chủ nhà.
- Không được tự do, thoải mái khi sống chung với người lớn.
One room
Đây là loại nhà ở được rất nhiều sinh viên ở Hàn và du học sinh lựa chọn. One room đúng như tên gọi của nó là có 1 phòng, ở từ 1 – 2 người nên bạn có thể ở chung với bạn bè để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Chi phí mỗi tháng cho loại nhà này dao động khoảng 200.000 won – 500.000 won/tháng.
– Ưu điểm:
- Cung cấp đầy đủ tiện nghi cơ bản: tủ, giường, bàn ghế…
- Được nấu ăn thoải mái.
- Giờ giấc tự do.
– Nhược điểm:
- Phải ký hợp đồng từ 6 tháng – 1 năm và chi phí tiền cọc rất cao từ 2 triệu – 5 triệu won.
- Tự chi trả các chi phí điện, nước, internet, ga…
Two-room, three-room…
Đây là loại nhà ở có 2 – 3 phòng/căn. Nếu bạn muốn ở chung với bạn bè thì có thể thuê những căn có thiết kế như thế này để đảm bảo công năng sử dụng cho nhóm đông người cũng như tiết kiệm chi phí thuê nhà. Giá của những ngôi nhà này rơi vào khoảng 360.000 won trở lên.
– Ưu điểm
- Trang bị đầy đủ tiện nghi, nội thất cơ bản: Tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, nhà bếp…
- Phòng decor hiện đại.
- Có không gian riêng, được nấu ăn, giờ giấc tự do…
– Nhược điểm:
- Phải ký hợp đồng thuê nhà trong 1 năm và chịu phí cọc cao từ 2 triệu – 5 triệu won.
- Phải tự chi trả các khoản phí điện, nước, gas, internet…
Nhà dân
Bạn muốn một ngôi nhà rộng rãi, thoáng đãng thì nhà dân chính là lựa chọn hợp lý. Những ngôi nhà này thường là nhà người Hàn bỏ trống do có nhiều nhà hoặc không ở hết nên cho thuê. Nếu bạn chịu khó bỏ thời gian thì có thể tìm được nhiều ngôi nhà ưng ý với mức giá vô cùng rẻ. Chi phí thuê nhà dân dao động khoảng từ 400.000 won – 600.000 won/tháng.
– Ưu điểm:
- Nhà có sẵn đầy đủ nội thất cơ bản.
- Được nấu ăn, giờ giấc tự do.
- Không gian rộng rãi, thoáng mát.
– Nhược điểm:
- Phải ký hợp đồng thuê nhà trong 1 năm và chịu phí cọc cao từ 5 triệu – 10 triệu won.
- Tự chi trả các khoản phí điện, nước, gas, internet…
Officetel
Là loại hình nhà ở kết hợp với văn phòng, với thiết kế này bạn vừa có không gian để học tập làm việc cùng nhiều người mà vừa có không gian riêng để ở. Tuy nhiên, mức thuê nhà dạng này khá cao rơi vào khoảng 800.000 won/tháng.
– Ưu điểm:
- Nhà rộng rãi, nhiều tiện ích bao gồm phòng ngủ, phòng khách, bếp…
- Được nấu ăn, giờ giấc tự do.
– Nhược điểm:
- Phải ký hợp đồng thuê nhà trong 1 năm và chịu phí cọc cao khoảng 10 triệu won.
- Tự chi trả các khoản phí điện, nước, gas, internet…
Apartment
Cũng giống như ở Việt Nam, apartment Hàn Quốc là chung cư cao cấp có đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… với mức phí thuê khá đắt từ 800.000 won.
– Ưu điểm:
- Được nấu ăn, giờ giấc tự do.
- Không gian rộng rãi, thoáng mát.
– Nhược điểm:
- Phải ký hợp đồng thuê nhà trong 1 năm và chịu phí cọc cao khoảng 10 triệu won.
- Tự chi trả các khoản phí điện, nước, gas, internet…
Villa
Nếu bạn không thích ở chung cư thì có thể lựa chọn những căn villa để làm nơi ở cùng nhóm bạn. Với loại hình nhà này thì bạn hoàn toàn có thể thuê một ngôi nhà có mức phí hợp lý với không gian vô cùng rộng rãi.
– Ưu điểm:
- Nhà nguyên căn rộng rãi với đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp…
- Được nấu ăn, giờ giấc tự do.
– Nhược điểm:
- Phải ký hợp đồng thuê nhà trong 1 năm và chịu phí cọc cao khoảng 10 triệu won.
- Phải tự sắm sửa các vật dụng trong nhà.
- Tự chi trả các khoản phí điện, nước, gas, internet…
TÌM VIỆC LÀM THÊM Ở HÀN QUỐC
Khi du học Hàn Quốc, ngoài nhà ở thì vấn đề làm thêm cũng là một chủ đề mà nhiều sinh viên quan tâm. Dưới đây Green Academy sẽ cung cấp cho bạn những quy định làm thêm của du học sinh tại Hàn Quốc để giúp các bạn hiểu rõ và chuẩn bị hành trang thật tốt trước khi quyết định đi làm thêm.
Đối tượng và điều kiện được phép làm thêm
Thông thường, visa của du học sinh Hàn là visa D-2 hoặc Đào tạo tổng hợp D-4. Nếu bạn muốn đi làm thêm cần phải thỏa những điều kiện sau:
– Được nhà trường và phòng quản lý xuất nhập cảnh xác nhận cho đi làm thêm.
– Làm thêm tại nơi đăng ký, làm tại nơi khác sẽ bị coi là làm việc bất hợp pháp.
– Phải nhận được giấy phép hoạt động làm thêm ngoài tư cách lưu trú.
Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo về năng lực tiếng Hàn (TOPIK):
– Sinh viên hệ D-2: TOPIK cấp 3 trở lên với sinh viên năm 1, 2 và TOPIK 4 trở lên với sinh viên năm 3, 4, cao học.
– Sinh viên hệ D-4-1: TOPIK 2 trở lên.
– Sinh viên hệ D-2-1: TOPIK 3 trở lên.
Tham khảo ngay các khóa học tiếng Hàn tại đây.
Thời gian được phép làm thêm tại Hàn Quốc
– Du học sinh học tiếng có visa D4-1 hoặc D-2, D2-1:
Đủ điện kiện TOPIK: 20 – 25 tiếng trong tuần, trong 1 học kỳ có thể đi làm thêm tại tối đa 2 nơi:
- Muốn làm tối đa 25 tiếng cần là sinh viên học tại các trường được Chính phủ công nhận.
- Không đủ điều kiện TOPIK: Bị giảm còn 10 tiếng/tuần và 10 tiếng cho 2 ngày thứ 7 và Chủ nhật.
– Du học sinh D-2-3 (thạc sĩ), D2-4 (tiến sĩ) hệ cao học:
- Đủ điện kiện TOPIK 30 – 35 tiếng trong tuần.
- Muốn làm tối đa 35 tiếng cần là sinh viên học tại các trường được Chính phủ công nhận.
- Không đủ điều kiện TOPIK: Bị giảm còn 15 tiếng cho cả tuần và 15 tiếng cho 2 ngày thứ 7 và Chủ nhật.
- Số tiếng trên là tổng thời gian làm thêm được giới hạn cho các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Đối với thứ 7, chủ nhật, kỳ nghỉ hè, kỳ nghỉ đông thì không giới hạn giờ làm.
- Một năm là thời gian mà du học sinh nước ngoài được phép đi làm thêm ở Hàn Quốc trong phạm vi thời gian lưu trú.
Các công việc được phép làm thêm ở Hàn Quốc
- Công việc có liên quan trực tiếp tới chuyên ngành đang theo học.
- Công việc hướng dẫn giảng dạy giao tiếp tiếng nước ngoài (Chỉ cho người có đầy đủ năng lực giảng dạy giao tiếp) tại các cơ sở giáo dục như các trung tâm ngoại ngữ tư nhân.
- Công việc liên quan đến ngôn ngữ mẹ đẻ của du học sinh như: Nhân viên hỗ trợ sự kiện, thu ngân, phụ giúp bán hàng tại Hội trại tiếng Anh, Trung, Nhật, Việt…
- Công việc gắn với những hoạt động nghiên cứu mang tính tạm thời như: Thông dịch – biên dịch, chỉnh lý sắp xếp sách trong thư viện, chăm sóc môi trường trong khuôn viên trường học, trợ lý nấu nướng, trợ lý văn phòng, dự án tại phòng nghiên cứu có liên quan tới việc học tập và nghiên cứu của bản thân, trợ giảng tạm thời, hỗ trợ thực nghiệm…
- Công việc lao động đơn giản không vi phạm các lĩnh vực giới hạn nghề nghiệp.
Các công việc không được phép làm thêm ở Hàn Quốc
– Các công việc vi phạm pháp luật như đòi nợ thuê, mua vui tại các quán rượu, quán xá tiêu khiển…
– Công việc tại các Viện nghiên cứu hay khu công nghiệp công nghệ cao có quy định hạn chế tuyển dụng vì lý do bảo mật công nghệ.
- Công việc thuộc danh mục hạn chế do Bộ trưởng Bộ tư pháp xác nhận hay những hoạt động không phù hợp với thân phận của học sinh.
- Ngoài ra, theo Luật mới từ 01/9/2017 với một số ngành đặc thù, du học sinh theo diện Visa D-2 và D-4 bị cấm hoàn toàn việc làm thêm ở lĩnh vực sản xuất chế tạo. Đối với các lĩnh vực khác, du học sinh Hàn Quốc vẫn có thể được tìm công việc làm thêm miễn không vi phạm pháp luật.
Mức lương làm thêm ở Hàn Quốc
– Đối với các công việc làm thêm trong trường, mức lương thường thấp hơn so với các công việc bên ngoài từ 8.300 – 11.850 KRW/giờ.
– Làm trợ lý nghiên cứu, trợ giảng, hướng dẫn… với mức lương trung bình khoảng từ 700.000 – 1.000.000 KRW/tháng.
– Các công việc không yêu cầu tiếng Hàn cao như phụ bếp, phục vụ, nhà xưởng… mức lương dao động khoảng: 7.000 – 9.000 KRW/giờ.
– Các công việc đòi hỏi tiếng Hàn tốt sẽ nhận được mức lương cao hơn, trung bình có thể nhận được 24.900 KRW/giờ.
– Đối với các công việc biên – phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, làm việc tại các công ty thì mức lương có thể lên đến 200.000 – 400.000 KRW/giờ.
Trên đây là những gợi ý tham khảo giúp các bạn có thêm thông tin về tìm nhà và việc làm thêm tại Hàn Quốc. Nếu bạn đang có những băn khoăn và thắc mắc về du học Hàn Quốc thì hãy liên hệ với Green Academy để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!