NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VĂN HÓA LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC
Ngày nay, khi nhắc đến Hàn Quốc, người ta sẽ nhớ ngay đến một nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, một cường quốc công nghệ thuộc TOP đầu thế giới. Nhưng để có được sự phát triển vượt bậc như hiện nay, Hàn Quốc cũng đã phải trải qua những tháng năm lịch sử quan trọng.
Hãy cùng Green Academy điểm qua những cột mốc lịch sử hiện đại quan trọng của đất nước Hàn Quốc nhé!

Lịch sử hiện đại Hàn Quốc
Tiết quang phục (15/8/1945)
Ngày 15/08/1945, khi Nhật Bản chính thức thừa nhận đầu hàng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 cũng là thời điểm đánh dấu sự độc lập của Hàn Quốc (lúc này vẫn còn là bán đảo Triều Tiên).
Đến ngày 15/08/1948, chính phủ Hàn Quốc chính thức được thành lập. Để kỉ niệm ngày thoát khỏi ách nô lệ của Nhật Bản cũng như ngày thành lập chính phủ, ngày 01/10/1949, chính phủ Hàn Quốc đã chính thức công nhận ngày 15/08 hàng năm là ngày Quốc Khánh (Quang Phục). Cụm từ “광복절” trong tiếng Hàn còn mang ý nghĩa “Ngày khôi phục ánh sáng”.
Bắt đầu từ 01/10/1949 Hàn Quốc chính thức lấy ngày 15/8 là ngày lễ mang tính quốc gia. Trong ngày này sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động có ý nghĩa trên khắp cả nước. Đặc biệt, ở Hàn người dân cũng treo cờ Thái cực (quốc kì của Hàn Quốc) trong ngày Quang Phục giống như ở Việt Nam. Trong ngày Tiết Quang Phục bạn sẽ được miễn phí khi sử dụng dịch vụ trên tuyến đường sắt, xe bus nội thành Seoul hoặc các khu vực tỉnh Gyeonggi. Đồng thời bạn cũng có thể được miễn phí vé vào thăm các khu di tích lịch sử hay công viên quốc gia.

Sự kiện Tiết Quang Phục (15/8/1945)
Chiến tranh Triều Tiên (25/6/1950)
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Liên Xô vào Triều Tiên từ phía Bắc đến vĩ tuyến 38, còn phía Nam là quân Mỹ vào để giải giáp quân Nhật. Đến giữa tháng 8/1948 Mỹ giúp đỡ Lý Thừa Vãn thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc ở miền Nam Triều Tiên (Hàn Quốc). Đầu tháng 9/1948, lãnh tụ Kim Nhật Thành tuyên bố thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tại miền Bắc.
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra trên bán đảo Triều Tiên giữa Bắc Triều Tiên (với sự hỗ trợ của Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa) và Hàn Quốc (với sự hỗ trợ đến từ Liên Hợp Quốc, trong đó quốc gia giữ vai trò nòng cốt là Hoa Kỳ). Chiến tranh bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 năm 1950 và kết thúc bất phân thắng bại trong bế tắc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Chiến tranh Triều Tiên là một trong những cuộc chiến lớn, khốc liệt và quốc tế hóa nhất kể từ sau Thế chiến 2. Đây là kết quả của chiến tranh Lạnh, những mâu thuẫn – xung đột liên Triều cùng sự phân cực của thế giới sau Thế chiến.

Chiến tranh Triều Tiên (25/6/1950)
Ký kết hiệp định đình chiến (27/7/1953)
Sau 3 năm chiến tranh đẫm máu và thù địch, cuối cùng 2 miền Nam Bắc Triều Tiên đã đi đến quyết định đồng ý đình chiến, chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Hiệp định đình chiến này đã chấm dút cuộc thử nghiệm đầu tiên của Mỹ về khái niệm chiến tranh hạn chế trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ngày 27/7/1953, hiệp định đình chiến được tướng Nam Il, đại diện quân đội Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc cùng tướng Mỹ William K. Harrison Jr., đại diện quân Liên Hợp Quốc ký tại phòng đàm phán ở làng Panmunjom nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc, chấm dứt gần ba năm giao tranh.

Ký kết hiệp định đình chiến (27/7/1953)
Cách mạng 19/4
Trong giai đoạn này chính quyền tổng thống Rhee Syng Man đã cầm quyền suốt 12 năm nhưng ngày càng xuống cấp khi không được lòng dân do nạn tham nhũng diễn ra tràn lan. Để chính quyền của mình tiếp tục cầm quyền trong nhiệm kì tiếp theo được diễn ra vào ngày 15/3/1960, Rhee Syng Man đã dùng nhiều thủ đoạn gian lận số phiếu như mua phiếu bầu hay đưa tên người chết vào danh sách bầu cử.
Không chấp nhận kết quả bầu cử gian lận, người dân Hàn Quốc ở mọi miền, đặc biệt là thành phố Masan đã bắt nổi dậy biểu tình. Trong lúc đụng độ với cảnh sát có 870 người bị thương, hai dân thường và 7 học sinh cấp 3 thiệt mạng. Đỉnh điểm là vào ngày 11/4 tại bờ biển Masan, người ta nhìn thấy một xác chết là thi thể của một học sinh 17 tuổi bị trúng lựu đạn cay vào mắt nổi trên bờ biển gần đó. Đây chính ngòi nổ cho cuộc cách mạng 19/4/1960 và lan rộng ra các tỉnh thành khác trên toàn quốc như Busan, Daegu, Gwangju và Daejeon.
Cách mạng 19/4/1960 là cuộc vận động dân chủ của học sinh và người dân chống lại Chính phủ độc tài của Tổng thống Rhee Syngman. Cuộc cách mạng này đã cho thấy thấy khát khao cháy bỏng của người dân Hàn Quốc về một đất nước tự do dân chủ. Trong cuộc đấu tranh này, những người trẻ của đất nước đã dám hy sinh thân mình, không ngại đổ máu để bảo vệ chính nghĩa.

Cách mạng 19/4
Đảo chính quân sự 16/5
Ngày 16/5/1961, Tướng Park Chung Hee tiến hành một cuộc đảo chính quân sự, chính thức nắm quyền ở Hàn Quốc và trở thành người nắm giữ vị trí đứng đầu đất nước lâu nhất trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại. Cuộc đảo chính của Park Chung Hee thành công đã kết liễu chế độ dân chủ đại nghị và đặt cơ sở cho sự xác lập và hoạt động của một mô hình quản lý xã hội mới, đồng thời thiết lập nên “Kỷ nguyên Park Chung Hee” (1961-1979).

Đảo chính quân sự 16/5
Phong trào dân chủ hóa Gwangju
Vào ngày 18/5 năm 1980, đám đông sinh viên và người dân tại thành phố Gwangju phía tây nam Hàn Quốc đã đổ ra đường phản đối chính quyền quân sự của Tổng thống Chun Doo-hwan. Phong trào này đã mở đường cho các cuộc vận động sau trong thập niên 80 phục hồi dân chủ Hàn Quốc, trở thành biểu tượng cho Nam Hàn đấu tranh chống chuyên chế, vì dân chủ.
Chính vì thế, bắt đầu từ ngày 18/5/1997 chính phủ Hàn Quốc công nhận cuộc biểu tình 18/5 là ngày quốc lễ. Năm 2002, nghĩa trang Mangwol-dong là nơi an nghĩ của những người đã ngã xuống trong cuộc biểu tình được công nhận là nghĩa trang quốc gia. Cho đến ngày nay, nghĩa trang dành cho những người ngã xuống trong phong trào Gwangju 1980 đã có khuôn viên riêng bên cạnh nghĩa trang Mangwol, được đặt tên là Nghĩa trang Dân chủ Quốc gia 18 tháng 5 (국립5.18민주 묘지 – May 18th National Cemetery).

Phong trào dân chủ hóa Gwangju
Từ những sự kiện lịch sử trên mà Hàn Quốc ngày nay đã có sự biến chuyển bắt đầu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ và toàn diện, ngày càng nâng cao vị thế của mình trong khu vực cũng như toàn thế giới. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về lịch sử để chuẩn bị đi du học Hàn Quốc hay du lịch tại xứ sở kim chi xinh đẹp nhé!
Đăng Ký Tư Vấn
