NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VĂN HÓA LÀM VIỆC TẠI HÀN QUỐC
Sở hữu bề dày văn hóa lâu đời, nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc cũng có đôi nét tương đồng với nền văn hóa Việt Nam. Những nét độc đáo của dân tộc được Hàn Quốc khéo léo kết hợp cùng văn hóa truyền thống. Hãy cùng Green Academy khám phá đôi nét về nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc nhé!
Nghệ thuật Pansori
Là thể loại âm nhạc truyền thống độc đáo của Hàn Quốc và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Pansori là thể loại âm nhạc được thể hiện qua giọng hát kết hợp với trống, do một Gosu và một Sorikkun biểu diễn.
Nội dung chính là truyện dân gian của người dân Hàn Quốc như câu chuyện châm biếm, chuyện tình yêu từ những năm 1800. Có thể nói, ban đầu Pansori chỉ phổ biến trong tầng lớp dân nghèo của xã hội, là tiếng nói phê phán giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Đồng thời thông qua nghệ thuật Pansori người dân thầm nhắn gửi ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đây là hình thức nghệ thuật tổng hợp được diễn ra thông qua việc kể lại câu chuyện bằng lời ca giữa một người đánh trống và một người hát, tiêu biểu là 5 trường đoạn nổi tiếng Heungbuga, Chunhyangga, Simcheongga, Jeokbyeokga, Sugungga. Chính những giá trị lâu đời mà Pansori được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể số 5 của Hàn Quốc, đặc biệt là được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể thế giới vào năm 2003.

Nghệ thuật truyền thống Pansori
Quốc nhạc Gugak
Âm nhạc Hàn Quốc được chia thành 2 loại là nhạc chính thống và nhạc dân gian. Nhạc chính thống được sử dụng phục vụ cho tầng lớp Hoàng Gia và Quý tộc Joseon. Loại hình nhạc dân gian được trình diễn cho nhà vua tại các nghi lễ quốc gia, là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, nhảy và truyền thống tín ngưỡng dân gian.
Theo đó, nhạc cụ thường được sử dụng là đàn tam thập lục Gayageum, sáo tre Daegeum, trống hình đồng hồ cát Janggu… Những người biểu diễn sẽ kết hợp các nhạc cụ này lại với nhau để tạo ra một bản nhạc hoàn hảo và phù hợp với điệu múa trên sân khấu. Các nhịp điệu cơ bản trong âm nhạc dân gian gọi là “Jangdan” và có nhiều mức độ khác nhau như: Jinyang (chậm), Jungmori (trung bình), Jungjungmori (hơi nhanh), Jajinmori (nhanh) và Hwimori (rất nhanh). Hai phong cách thường thấy trong các buổi trình diễn loại hình âm nhạc truyền thống Gugak của Hàn Quốc là Gyemyeonjo (buồn) và Ujo (hùng dũng).
Đặc biệt, bài hát dân gian của Hàn Quốc là Arirang đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Quốc nhạc – Nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc
Xem thêm: NHỮNG THÓI QUEN VỀ VĂN HÓA HÀN QUỐC MÀ DU HỌC SINH CẦN BIẾT!
Đồ gốm
Loại hình này được chia thành 3 nhóm chính là đồ tráng men ngọc bích, đồ sứ trắng và sành sứ phủ men. Đây là nghệ thuật lâu đời, được lưu truyền và gìn giữ cho đến ngày nay.
Đồ gốm tráng men ngọc bích được phát triển bởi những người thợ gốm Goryeo với bề mặt xanh ngọc đẹp mắt. Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo cũng như phong cách của dòng gốm này là nghệ thuật chạm khắc. Thời mới khai sinh, dòng gốm sứ Goryeo không hề có bất cứ hoa văn trang trí nào. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 11 mới bắt đầu xuất hiện kỹ thuật khắc chìm và khắc nổi. Đến giữa thế kỷ thứ 13 mà đỉnh cao là thời vua Uijong (1147-1170) thì kỹ thuật khảm dát và trang trí họa tiết (nền tảng từ kỹ thuật sơn mài) phát triển mạnh mẽ và được đánh giá là một trong những kỹ thuật độc đáo của Goryeo.
Gốm tráng sứ đại diện cho nghệ thuật gốm sứ của triều đại Joseon với họa tiết hơn đơn giản và kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau của những thợ gốm Goryeo. Thời kỳ này có 4 loại sứ trắng vô cùng nổi tiếng đó là sứ trắng trong, sứ trắng xanh, sứ trắng men kim loại, sứ trắng có lót nền đỏ tráng men. Trong đó, gốm thời kì Joseon có nhiều loại men và màu men khác nhau như màu nâu, xanh, vàng nhưng tất cả đều được kết hợp hài hòa với loại men trắng.

Nghệ thuật làm gốc – truyền thống lâu đời ở Hàn Quốc
Hội họa và thư pháp
Nghệ thuật hội họa được khắc họa rõ nét qua những bức bích họa trong lăng mộ của Goryeo. Ngoài ra, giới tri thức Joseon cũng yêu thích tranh thủy mặc, những đề tài về cỏ cây, hoa lá… thể hiện phẩm chất người quân tử. Có thể nói, sự phát triển lớn nhất của hội họa Hàn Quốc được diễn ra mạnh mẽ dưới thời kỳ Joseon. Những họa sĩ chuyên nghiệp đương thời được đào tạo bài bản và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của hội họa. Cùng với tác động của kinh tế, sự ổn định về mặt chính trị và sự phát triển về mặt tư tưởng ở thế kỷ 18 đã góp phần tạo điều kiện cho trào lưu hội họa độc đáo cho tới ngày nay.
Nghệ thư (tên tiếng Hàn: 서예) là loại hình chữ nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc và chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc. Loại hình nghệ thuật này có mối liên hệ chặt chẽ với tranh thủy mặc do sử dụng kỹ thuật tương tự nhau là giấy, bút, đá mài mực, thỏi mực… Ở Hàn Quốc, 4 vật dụng này được gọi là Văn phong tứ bảo (문방사우), thường được thấy trong thư phòng ở những ngôi nhà cổ.
Xem thêm: LỘ TRÌNH DU HỌC HÀN QUỐC TỪ A-Z TẠI GREEN ACADEMY
Đó là một số nét đặc trưng nổi bật về nghệ thuật Hàn Quốc. Nếu bạn là du học sinh chuẩn bị đến với xứ sở kim chi thì hãy tìm hiểu những nét văn này để có thể bắt chuyện, giao lưu với người bản xứ. Nếu bạn đang có những thắc mắc về du học Hàn Quốc thì hãy liên hệ ngay với Green Academy để được tư vấn và hỗ trợ thông tin miễn phí các bạn nhé!
Đăng Ký Tư Vấn
